Buổi đầu lịch sử Lịch_sử_Nga

Giả thuyết Kurgan: Miền nam Nga như một vùng đất quê hương của người Ấn-Âu.

Cư dân thời Tiền Slav

Một bản đồ tổng thể các nền văn hoá tại Nga thuộc châu Âu khi những người Varyag đặt chân tới

Thời tiền sử, các vùng thảo nguyên rộng lớn phía nam nước Nga là nơi sinh sống của các bộ lạc chăn nuôi gia súc du cư không thống nhất. Thời xa xưa, thảo nguyên Hắc Hải được gọi là Scythia.[12] Những di sản của các nền văn minh thảo nguyên đã mất từ xưa đó đã được khám phá trong thế kỷ 20 tại các địa điểm như Ipatovo,[12] Sintashta,[13] Arkaim,[14]Pazyryk.[15] Nửa sau thế kỷ 8 trước Công Nguyên, các nhà buôn Hy Lạp đã mang nền văn minh cổ điển tới các địa điểm buôn bán tại TanaisPhanagoria.[16] Từ thế kỷ thứ 3 tới thế kỷ thứ 6 Sau công nguyên, Vương quốc Bosporus, một chính thể Hy Lạp kế tục các thuộc địa Hy Lạp,[17] đã bị đè bẹp bởi các làn sóng xâm chiếm liên tục của người du mục,[18] dẫn đầu là các bộ lạc hiếu chiến thường di chuyển vào châu Âu, như người Hungngười Avar Thổ Nhĩ Kỳ. Một bộ tộc gốc Turk, người Khazar, cai trị các vùng thảo nguyên hạ châu thổ Volga giữa Caspibiển Đen trong suốt thế kỷ 8.[19] Nổi tiếng về pháp luật, sức chịu đựng và tính hoà đồng,[20] người Khazar là con đường thương mại chính giữa Baltic và nhà Abbas tại Bagdad.[21] Họ là những đồng minh quan trọng của Đế quốc Đông La Mã,[22] và đã tiến hành hàng loạt các cuộc chiến tranh thắng lợi chống lại các vị khalip Ả Rập.[23][24] Ở thế kỷ 8, người Khazar theo Do Thái giáo.[25]

Thời kỳ đầu Đông Slav

Tổ tiên của người Ngacác bộ lạc Slav, có nguồn gốc được một số nhà sử học cho là tại các vùng rừng đầm lầy Pripyat.[26] Người Đông Slav sơ kỳ dần chiếm vùng Tây Nga theo hai hướng: một từ Kiev hướng về SuzdalMurom ngày nay và hướng khác từ Polotsk tới NovgorodRostov.[27] Từ thế kỷ 7 về sau, người Đông Slav tiếp tục chiếm số đông dân cư tại Tây Nga[27] và chậm rãi nhưng hoà bình đồng hoá các bộ tộc gốc Phần Lan-Yugra bản xứ, như người Merya,[28] Muroma,[29] và người Meshchyora.[30]

Nước Nga Kiev

Nước Nga Kiev ở thế kỷ 11
Bài chi tiết: Nước Nga Kiev

Người Bắc Âu cổ vùng Scandinavia, được gọi là "Viking" ở Tây Âu và người "Varyag"[31] ở phía đông, kết hợp làm cướp biển và buôn bán trong các chuyến đi của họ tới hầu hết miền Bắc Âu. Giữa thế kỷ 9, họ bắt đầu đi dọc các đường biển từ phía đông Baltic tới biển Đenbiển Caspi.[32] Theo biên niên sử đầu tiên của nước Nga, một người Varyag tên là Rurik đã được bầu làm nhà cầm quyền (konung hay knyaz) xứ Novgorod vào khoảng năm 860, trước khi những người kế tục ông đi về phía nam và mở rộng lãnh thổ tới xứ Kiev,[33] nơi trước đó thuộc người Khazar.[34]

Vì thế, nhà nước Đông Slav đầu tiên, nước Nga Kiev, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 9 dọc theo châu thổ sông Dnepr. Một nhóm phối hợp các công quốc với lợi ích chung trong việc duy trì thương mại dọc các đường sông, nước Nga Kiev kiểm soát con đường buôn bán lông thú, sáp và nô lệ giữa Scandinavia và Đế quốc Đông La Mã dọc theo sông Volkhov và sông Dnepr.

Tên gọi "Russia" (Nga), cùng với tên Ruotsi trong tiếng Phần Lan và Rootsi trong tiếng Estonia, được một số học giả cho là có liên quan tới Roslagen.[35] Từ nguyên của Rus và các biến thể của nó đang bị tranh cãi, và các học giả khác cho rằng nó có liên quan với các gốc từ Slav hay Iran.[36]

Tới cuối thế kỷ 10, cộng đồng thiểu số Bắc Âu cổ đã pha trộn với dân cư Slav,[37] và họ cũng hấp thu những ảnh hưởng Ki-tô giáo Hy Lạp trong quá trình thực hiện các chiến dịch cướp bóc Tsargrad, hay Constantinopolis.[38] Một chiến dịch đó đã khiến vị thủ lĩnh đội thân binh Slav lỗi lạc là Svyatoslav I, nổi tiếng vì đã tiêu diệt nhà nước của người Khazar trên sông Volga, phải mất mạng.[39] Ở thời điểm đó, đế quốc Đông La Mã (Byzantium) đang trải qua một thời kỳ phục hồi quân sự và văn hóa mạnh mẽ; dù có suy tàn sau này, văn hóa của nó tiếp tục gây ảnh hưởng tới tiến trình hình thành và phát triển của Nga trong nhiều thế kỷ.

Nước Nga Kiev đóng vai trò quan trọng trong việc đưa một biến thể Slav của Chính Thống giáo Đông phương vào nước Nga, làm sâu sắc hơn sự tổng hợp các nền văn hóa Đông La Mã và Slav thiết lập ra nền văn hóa Nga trong một nghìn năm sau. Vùng này đã chấp nhận Ki-tô giáo năm 988 sau hành động rửa tội chung cho người dân Kiev của công tước Vladimir I.[40] Vài năm sau, bộ luật đầu tiên, Russkaya Pravda, được đưa ra.[41] Từ ban đầu các công tước Kiev đã mô phỏng các mô hình Đông La Mã và giữ Giáo hội phụ thuộc vào họ, thậm chí cả về nguồn thu nhập,[42] vì thế Giáo hội Nga và nhà nước luôn liên kết chặt chẽ với nhau.

Tới thế kỷ 11, đặc biệt trong thời cai trị của Yaroslav Thông thái, Rus Kiev đã có được một nền kinh tế phát triển và những thành tựu kiến trúc, văn học vượt trội những thành tựu từng có ở vùng phía tây lục địa.[43] So với các ngôn ngữ châu Âu Ki-tô, tiếng Nga ít bị ảnh hưởng từ tiếng Hy Lạptiếng La tinh thời kỳ đầu Ki-tô giáo.[2] Điều này bởi ngôn ngữ Giáo hội Slav được sử dụng trực tiếp trong nghi thức tế lễ.[44]

Một bộ tộc Turk du mục, người Kipchak (cũng được gọi là người Cuman), đã thay thế người Pecheneg trước đó trở thành lực lượng thống trị tại các vùng thảo nguyên phương nam giáp với Rus hồi cuối thế kỷ 11 và lập ra một nhà nước du mục tại các thảo nguyên dọc biển Đen (Desht-e-Kipchak). Đẩy lùi các cuộc tấn công liên tục của họ, đặc biệt vào Kiev, vốn chỉ ở khoảng cách một ngày đường với thảo nguyên, là một gánh nặng lớn cho các vùng phương nam của Rus. Các cuộc tấn công của người du mục đã khiến một làn sóng lớn người Slav tràn vào trong các vùng rừng rậm phía bắc, đặc biệt là vùng được gọi là Zalesye để trốn tránh.

Nước Nga Kiev cuối cùng tan rã không còn là một Nhà nước vì cuộc tranh giành nội bộ giữa các thành viên của gia đình công tước nối nhau cai trị nó. Quyền thống trị của xứ Kiev chấm dứt, nhường lại cho Vladimir-Suzdal ở phía đông bắc, Novgorod ở phía bắc, và Halych-Volhynia ở phía tây nam. Cuộc chinh phục của quân Mông Cổ (Kim Trướng hãn quốc ở thế kỷ 13 là cú đánh quyết định. Xứ Kiev bị phá huỷ.[45] Halych-Volhynia cuối cùng bị sáp nhập vào Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva, trong khi vùng Vladimir-Suzdal do Mông Cổ cai quản và Cộng hòa Novgorod độc lập, hai vùng ngoại biên Kiev, sẽ thành lập nên cơ sở cho quốc gia Nga hiện đại.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Nga http://www.allempires.com/article/index.php?q=The_... http://www.anneapplebaum.com/communism/2000/06_15_... http://www.bartleby.com/65/e-/E-Pozharsk.html http://www.bartleby.com/65/iv/Ivan3.html http://www.bookrags.com/biography/emelyan-ivanovic... http://www.britannica.com/eb/article-3598 http://www.britannica.com/eb/article-9057004/Oleg http://www.britannica.com/eb/article-9057487/Ortho... http://www.britannica.com/eb/article-9064445/Rurik http://www.britannica.com/eb/article-9073517